Review Forbes Việt Nam - Số 88 (Tháng 9/2020)

Review & PDF: Forbes Việt Nam – Số 88 (Tháng 9/2020)

Review & PDF: Forbes Việt Nam – Số 88 (Tháng 9/2020) – Trong số này của Forbes Hải tâm đắc với những nội dung sau đây:

1. Ứng biến trong đại dịch

Đại dịch COVID-19 bùng phát cắt ngang đà phục hồi vừa nhen nhóm của các doanh nghiệp. Với kịch bản kinh doanh không mong đợi, một lần nữa nhiều giải pháp được kích hoạt ứng phó với khủng hoảng. Forbes Việt Nam tổng hợp một số giải pháp sáng tạo giúp doanh nghiệp xoay xở trong ngắn hạn và khích lệ tinh thần xã hội.

2. Ngân hàng trung ương “in tiền” và bong bóng tài sản

Những đồng tiền cho không, biếu không

Nãm 2020 đánh dấu một cột mốc thú vị về những chính sách kinh tế chưa từng có tiền lệ. Trước tiên, hầu hết các chuyên gia kinh tế, dù là thuộc trường phái nào, đều đang kêu gọi nhà nước tăng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế. Đầu tháng 3.2020, khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn cầu tờ Guardian nhận xét: “Tát cả chúng ta nay đều đã là những người theo trường phái kinh tế Keynes,” tức là yêu cầu nhà nước phải tăng chi tiêu hỗ trợ nền kinh tế.

Theo học thuyết này, khi kinh tế rơi vào suy thoái, nhà nước phải chấp nhận tăng chi tiêu cóng, chấp nhận thâm hụt ngân sách đề kéo kinh tế ra khỏi vũng lầy. Có thể nhận thấy xu hướng này chiếm vị trí chù đạo trong hầu hết các đề xuất chính sách hiện tại, tư ở Mỹ cho đến Việt Nam. Hỗ trợ sinh kế người dân, tránh một “thảm họa” về sinh kế (từ mà nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman dùng) là lời kêu gọi của hầu hết các nhà kinh tế trên thế giới. Tháng 7, Paul Krugman đã viết một bài trên tờ New York Times với tựa đề “Thảm họa kế tiếp sẽ đến chỉ trong vài ngày nữa” (The Next Disaster Is Just A Few Days Away) để chi việc khoản tiền hỗ trợ 600 đô la Mỹ/tuần cho những người thất nghiệp Mỹ sẽ kết thúc vào cuối tháng. Chưa bao giờ việc chính phù “cho tiền” ngươi dân tiêu dùng trở thành một chủ đề sinh tử của nền kinh tế toàn cầu như lúc này.

Thế nhưng câu hỏi bật ra “tiền đâu mà chính phủ phát cho dân mãi như vậy?” Một số nền kinh tế lổn toàn cầu có câu trả lời: ngân hàng trung ương in tiền tài trợ cho các khoản vay mượn của chính phủ. Cụ thể, ngân hàng Trung ương Anh đang sở hữu gần 700 tỉ bảng trái phiếu chinh phủ Anh. Theo số liệu của cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Fed đang mua vào bình quàn 80 tỉ trái phiếu hàng tháng từ giữa tháng 6 đến nay. Đây dã là mức giảm đáng kể, vì trước đó, vào đình điểm tháng 3, binh quân Fed mua đến 75 tỉ đô la Mỹ trái phiếu… trong một ngày.

Số trái phiếu chính phủ Mỹ do Fed nắm giữ đã lên như “đi trực thăng” từ 2.000 tỉ lên hơn gần 4.400 tỉ vào giữa tháng 8.2020. Tính luôn cả các loại trái phiếu công ty và tài sản tài chính khác, Fed đã bơm ra thị trường hơn 3.000 ti đô la Mỹ tư tháng 3.2020, thể hiện qua việc băng cân đối từ 4.000 tỉ tâng lên hơn 7.000 tì đổ la Mỹ.

Nếu nhìn vào những số liệu này, dễ dàng tháy được chính phủ nhiều nước, đặc biệt là Mỹ đang “in tiền” để cho chính phủ chi tiêu (chính phủ phát hành trái phiếu vay nợ, còn người mua chính lại là bản thân ngân hàng trung ương). Theo logic của thuyết tiền tệ truyền thống của Milton Friedman, in tiền nhiều thì đồng tiền mát giá, lạm phát tăng.

In tiền, nhưng lạm phát không tăng

Tuy nhiên nếu nhìn vào lạm phát Mỹ, người ta sẽ phải… gãi đầu khó hiểu. Không phải gần đây Fed mới in tiền ào ạt ra nền kinh tế. Từ 2009 đến 2019, mỗi nàm Fed đều tăng mua vào trái phiếu chính phủ. Kết quả là bàng cân đối tài sản của Fed phình to, với mức sở hữu trái phiếu từ dưới 800 tỉ của năm 2009 lên đến trên 2.000 ti của năm 2019.

Trong cùng thời gian đó, lạm phát của Mỹ vẵn “ì ạch” ở mức 2 – 3%, đặc biệt năm 2015 gần bàng 0%. Nếu trong thời kỳ kinh té thịnh vượng, in tiền không tạo ra lạm phát trong giai đoạn 2009 – 2019 thì liệu chúng ta có nên tin rằng việc Fed in tiền trong năm 2020 sẽ tạo ra lạm phát – trong bối cảnh mà tổng cầu ở mức cực thấp?

Các nhà kinh tế học đã sớm nhận ra sự “đứt gãy” trong mối liên hệ giữa lượng cung tiền và lạm phát từ 2009, và ngươi ta vẫn chưa thể trả lời được vì sao một cách thỏa đáng. Có vài giả thuyết được đưa ra.

Thứ nhất, phàn lớn tiền này không đi vào nền kinh tế, không vào tay người dân để chi tiêu, mà quanh quần trong tay những tổ chức tài chính và nhiều người giàu, đẩy giá tài sản tài chính và bất động sản lên không tưởng. Thứ hai, những tiến bộ mới về công nghệ tạo ra những lực cạnh tranh mới, khiến cho giá một số dịch vụ giảm xuống, ví dụ chi phí đi lại, các phương tiện giải trí truyền thống.

3. PDF: Forbes Việt Nam – Số 88 (Tháng 9/2020)

Mời bạn mua và đón đọc tại đây.

Tải PDF Forbes Việt Nam Số 88 – Tháng 9/2020

Một số trang đầu của tạp chí:

review-pdf-forbes-viet-nam-so-88-thang-9-2020review-pdf-forbes-viet-nam-so-88-thang-9-2020 review-pdf-forbes-viet-nam-so-88-thang-9-2020 review-pdf-forbes-viet-nam-so-88-thang-9-2020 review-pdf-forbes-viet-nam-so-88-thang-9-2020

 

Bạn có thể xem thêm nhiều tài liệu bổ ích về tài chính tại đây.

 

 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top