TƯƠNG LAI TIỀN TỆ

TƯƠNG LAI TIỀN TỆ (P3.Phần cuối)
Đây là phần cuối cho chuỗi bài viết của mình. Chỉ dành cho các bạn quan tâm về lĩnh vực này thì bỏ times đọc nhé. Nó có thể mất 30p. Nhưng mình nghĩ time này xứng đáng cho ace bỏ ra để trang bị cho mình kiến thức nền tảng qua lối viết ‘bình dân’ gần gũi để ace không chuyên về Công Nghệ Tài Chính có thể hiểu đúng bản chất vấn đề và nhìn thấy chúng ta đang ở giai đoạn nào của thời cuộc.
Đầu mối: ví điện tử.
Có thể trong khoản vài thập kỷ tới, bộ môn lịch sử sẽ có chương “Thời kỳ tiền giấy”. Mọi thứ bắt đầu từ năm 1998, những năm cuối cùng
của thế kỷ thứ 20 tại xứ Cờ Hoa.
Trong lúc nhiều người còn mải đồn đoán trái đất diệt vong và tận thế vào năm 2000 thì Elon Musk đã M&A (merges & acquisitions) thành công và đưa confinity, công ty chủ quản Paypal về với x.com, một ngân hàng trực tuyến, sau khi đón chào năm mới 2000 không phải trên chuyến tàu Noah. Còn khắp cả nước Mỹ vẫn ngờ vực một câu hỏi, liệu PayPal có phải là một bank hay không? Thì rõ, x.com + confinity = PayPal.
Paypal phát triển nhanh đến nỗi, chỉ vọn vẹn hai năm sau đó đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), sáng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Huê Kỳ (Nasdaq: PYPL) chiều tối thu về 70.2M USD…
Paypal tồn tại từ đó cho đến nay được 22 năm mà không phải hứng chịu bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào dù là cuộc Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, dù là Lehman Brothers, được xếp thứ 47 trong số 500 corps lớn nhất tại Mỹ lúc bấy giờ, theo 2007 Fortune 500, cũng sụp đổ hoàn toàn. Còn PayPal chỉ phải cắt bỏ 3% nguồn nhân lực của mình để tối ưu chi phí.
Paypal vững chãi qua kỳ khủng hoảng như vậy là vì 02 lý do chính:
1. Tiền gửi trong paypal không phải là gửi vào “ngân hàng” và không được bảo hiểm bởi FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation: Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ)
Có thể hiểu đơn giản là “tiền chợ đen” trong giai đoạn khủng hoảng nói trên.
2. Tiền gửi trong Paypal là “Mobile Money” và được hold bởi Paypal, không phải là một bank, không có lợi tức (interest) và không chịu lạm phát… (quay trở lại mục 1) và được quyết định bởi sức mua (purchasing power)… Mình không nói tiền đã đi ra khỏi PayPal…
Paypal ra đời đã đặt nền tảng đầu tiên cho khái niệm ví điện tử, tiền đc lưu chuyển thông qua mạng lưới internet toàn cầu vào những năm tháng chuẩn bị của cuộc CMKH lần thứ 4. Cũng có thuyết âm mưu cho rằng, Paypal cũng là 1 chỉ dấu tiền đề cho kế hoạch loại bỏ tiền giấy trong tương lai.
*11 năm sau, khái niệm “Privatization of Money” ra đời.
2009, Satoshi Nakamoto, một khoa học gia về cryptography & computer science mà chẳng ai biết là ai cả, được cho là sinh sống tại Nhật đã phát triển một công nghệ, gọi là blockchain, mở đường cho việc phát hành đồng tiền mã hóa (cryptocurrency) với tham vọng trước là loại bỏ bản vị tiền sau là tư nhân hóa tiền tệ (privatization of money)…
Lý tưởng của ông, thế giới này là bình đẳng và bất kỳ ai cũng phát hành được đồng tiền của mình… mở ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để rồi monetary system phải được đập đi xây mới…
Ông nuôi dưỡng ý tưởng của mình sau khi xem Abraham Lincoln đọc bản Tuyên ngôn độc lập của Huê Kỳ, có đoạn:
[…] “Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” […]
Với triết lý của mình, Nakamoto thêm vào đoạn sau:
… “và quyền được tự do phát hành đồng tiền của riêng mình”.
Và ông đã làm được điều trước mắt:
1, Bitcoin là một đồng tiền không dựa vào bản vị tiền tệ.
2, Bitcoin là do cá nhân ông phát hành, không phải bất kỳ một ngân hàng trung ương, nhà nước nào quyết định hay manipulate cả…
Sở dĩ Satoshi muốn làm điều đó là vì một lý do duy nhất (dù rất khó để thực hiện được, trừ khi mọi điều kiện và hệ quy chiếu trở nên hoàn hảo) đó là, loại bỏ “lạm phát”, với mong muốn giúp đỡ người nghèo…
Khi ông cho rằng việc những kẻ tư bản khốn nạn bơm thêm tiền vào dòng chảy hiện hành một cách không kiểm soát sẽ làm lũng đoạn thị trường và gây khốn khổ khốn nạn cho loài người… người giàu càng trở nên giàu và người nghèo càng trở nên nghèo hơn…
Con người chỉ cần tình yêu thôi… chứ “tiền nhiều để làm gì” – Đặng Lê Nguyên Vũ đã nói như vậy còn “tiền ở đâu ra” thì ảnh không nói.
Từ transaction đầu tiên được ghi có trên network của bitcoin vào ngày mùng 9 tháng 1 năm 2009, đến thời điểm hiện nay, thì tổng giá trị giao dịch đồng Bitcoin (Mã: BTC) trên thị trường khoảng 190B USD.
Còn cái balance sheet của Central Bank US chỉ ra ~38000B USD (Tháng 6/2019).
Như vậy current market cap của BTC so với USD chiếm gần 5%. Một con số còn rất nhỏ. Tất nhiên là như vậy, thị trường cryptocurrency này đến nay vừa tròn 11 năm nhưng vẫn còn rất sơ khai… Bạn nào làm blockchain thì cứ bình tĩnh mà làm, bạn nào muốn tìm hiểu đầu tư cũng không đi đâu mà vội, vì thị trường này gần như đã rơi vào tay người Đại Lục rồi. Nếu hỏi đến năm nào thì mình cũng ko biết nữa.
Đến khi nào con số này chiếm hơn 50% rồi nhảy vọt lên trên 70% thì toàn bộ hệ thống kinh tế, tài chính, tiền tệ truyền thống sụp đổ, gây ra một cuộc đại địa chấn khủng hoảng trên toàn cầu… lúc này người giàu vẫn giàu hơn, người nghèo vẫn nghèo hơn thôi vì chính phủ các quốc gia khác, các central banks, các commercial banks… đâu có khoanh tay ngồi nhìn…
Họ hiểu rất rõ chúng ta nghĩ gì và có nhiều công cụ điều tiết hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Vài ngày trc đây, Neuralink vừa có buổi giới thiệu trực tiếp cỗ máy phẫu thuật trong dự án cấy chip lên não người do công ty Neuralink của Elon Musk nghiên cứu. Thêm 1 bước tiến của khoa học, để làm gì thì tưởng tượng thôi mình cũng đã rùng mình.
Thượng viện Mỹ cũng đang xem xét điện tử hoá đồng $.
Thị trường này còn cần một giai đoạn đại quá độ nữa, kỷ nguyên của privatization of money và tokenized economics… Dân đen như chúng ta cứ bình tĩnh quan sát “nước chảy đến đâu bèo trôi đến đấy”…
===
**10 năm tiếp theo, khái niệm Corporations of Money ra đời.
Trái ngược với Satoshi Nakamoto, là một người có tên nhưng chưa nhiều tuổi. Trên bản đồ thế giới có 2 quốc gia không có tên nhưng lại được xác định đó là FACEBOOK (US) với ‘dân số’ khoảng 2,5 tỷ users và WECHAT (China) hơn 1 tỷ user, 2 ‘quốc gia’ số này với tổng dân số chiếm gần một nửa trái đất.
Ngày 18 tháng 6 năm 2019, Mark Zuckerberg, như bao công dân số khác, up một status, https://www.facebook.com/zuck/posts/10107693323579671, khoe việc đi trước một bước của mình trong quá trình “đăng ký thành lập digital country”, phát hành đồng Libra, một stablecoin (cryptocurrency)…
Từ bài post của Mark Zuckerberg, tạm thời mình sẽ chỉ ra 03 lỗi sai cơ bản nhất, nhưng thực sự mình không tin đây là nội dung bài post của Mark vì như thế là quá tệ hoặc không hiểu về tokenized economics… tất nhiên là Mark xoăn quá thông minh để hiểu điều này nên mình đoán Mark cố tình nói vậy chỉ để ném đá thăm dò thị trường và xem phản ứng của các dư luận viên khắp nơi…
03 điều sai của Mark Zuckerberg như sau:
1. “Hội liên hiệp phi lợi nhuận Libra… tạo ra một loại tiền tệ mới, gọi là Libra”…
– Mark nói “phi lợi nhuận” nhưng động thái thì lại “pump” vào thị trường một dòng tiền khổng lồ mà có thể nói, riêng hội liên hiệp của Mark, lại “không lo” về vấn đề lạm phát… Nghe rất buồn cười… Mark lên Facebook nói chuyện mà như đi speaking cho các bạn sinh viên mới bước chân vào đại học…
2. “Nhiều công ty khác sẽ xây dựng dịch vụ của họ sử dụng đồng Libra — từ các dịch vụ thanh toán như Mastercard, PayPal, PayU, Stripe và Visa, đến các dịch vụ phổ biến khác như Booking, eBay, Farfetch, Lyft, Spotify và Uber, cho đến các tổ chức phi lợi nhuận khác đang làm các công việc quan trọng mà sau cùng cũng có liên quan đến tài chính như Kiva, Mercy Corps and Women’s World Banking, cũng như các công ty trong lĩnh vực “crypto” như Anchorage, Coinbase, Xapo, and Bison Trails…. Đồng Libra được powered by blockchain technology… phát triển ví Calibra”…
– Như thế thì ở giai đoạn này Mark mới thăm dò thị trường và nói về “mobile money” dùng công nghệ blockchain… để nghe ngóng dư luận.
– Nhìn vào danh sách trước mắt thì hơn quá nửa sau này sẽ phát hành đồng cryptocurrency riêng rồi. Hãy đợi đấy! Mark. Các payment service providers đâu có ngốc như vậy.
3. Riêng đối với “đất nước” FB của Mark đang làm chủ tịch…
“Tất cả sẽ được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain. Và đó là “phi tập trung” nhưng lại nói “Calibra (lá cái ví đựng Libra) sẽ được kiểm soát như những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác” … “nếu bạn mất một đồng Libra, chúng tôi sẽ hoàn trả một đồng Libra”…
– Đoạn này không có gì buồn cười hơn. Vầng, phi tập trung (decentralized) nhưng lại chịu sự quản lý và Mark đứng ra bảo kê là sẽ refund…
– Nói như Mark hoàn toàn là centralized model.
4 tháng sau đó: Tiền số quốc gia đc công bố.
Sau cơn địa chấn mà Mark tạo ra, thị trường cryptocurrency đẩy giá BTC lên gần 13000 USD sau đó quay đầu về bờ, vì khắp nơi trên thế giới đồng loạt ban bố kế hoạch của mình,
China (Trung Hoa Đại Lục) — là nước đã sẵn sàng chiến đấu.
Sau khi Facebook released bản whitepaper của Libra được một tháng thì Google Trends đo được rằng Đại Lục là nơi có search queries với độ phổ biến (popularity) về “Libra” là maximum 100. Điều này có nghĩa là người Trung Hoa lên google tìm kiếm thì 100 người có 100 người tìm kiếm Libra
Theo bạn Trung Anh, là Chuyên viên Cục Công nghệ thông tin thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát đi quan điểm của NHNN VN:
“CBDC là một dạng mới của tiền pháp định (Fiat) dưới dạng kỹ thuật số, phân biệt với dữ trữ bắt buộc hay số dư thanh toán của các ngân hàng thương mại tại NHTW.
Hai loại CBDC phổ biến và thường được nghiên cứu nhiều nhất là Bán buôn (wholesale) và Bán lẻ (retail). Phiên bản wholesale CBDC được giới hạn phát hành cho một nhóm người dùng hoặc tổ chức. Phiên bản retail hay general purpose CBDC được phát hành rộng rãi trong xã hội.
Việc phát hành CBDC sẽ không làm thay đổi bản chất của cơ chế vận hành chính sách tiền tệ, bao gồm cả công cụ thị trường mở của NHTW. Tuy nhiên nếu CBDC được phát hành không đảm bảo bằng tiền pháp định, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính do mất kiểm soát với số cung tiền. Ngoài ra, CBDC cũng có thể đem đến các công cụ mới để điều tiết chính sách tiền tệ cho NHTW như tỷ giá giữa CBDC và các đồng tiền khác.
Một số nền tảng blockchain được ưu tiên nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực này là Hyperledger Fabric và Corda R3”
24/10/2019, Chủ Tịch Tập cũng đã ra tuyên bố sẽ phát hành đồng tiền số quốc gia Central Bank Digital Currency – CBDC. (đã nói ở P2).
Nói thêm để chúng ta hiểu rõ hơn về nền tảng để TQ xd CBDC vì Vn cũng đã có nhiều dấu hiệu tiến lên quốc gia điện tử tương tự TQ.
Cũng theo Nguyễn Việt Hùng phân tích:
Trung Quốc đã xây dựng hệ thống Social Credit System (SCS) để đánh giá điểm tín dụng cá nhân, sau một thời gian dài lắng nghe xã hội (social listening). PBoC (People Bank of China) chỉ định thầu cho các private contractor như Tencent, có mạng xã hội Wechat, Wechat Pay; Alibaba có thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán Alipay cho người tiêu dùng, phân tích big data từ tất cả các nguồn.
Tencent và Alipay hợp lại thì có đủ data của toàn dân Đại Lục. SCS sử dụng các giải pháp công nghệ như lắng nghe mạng xã hội (social listening), Ai Machine Learning từ Big Data để phân tích dữ liệu; từ đó dựa vào hệ thống đánh giá công dân số (digital citizen) của Sesam Credit, Pengyuan Credit Service… và rất nhiều nhà thầu thứ 03 tham gia vào cuộc.
SCS đã là chủ đề bàn tán xôn xao ở Tây phương từ 2014, đến nay đã 6 năm nghiên cứu và phát triển, Trung Quốc đã release SCS vào năm 2020, cũng là thời điểm mà PBoC phát hành đồng tiền số, stablecoin, đầu tiên trên thế giới, chính danh ngôn thuận từ một ngân hàng trung ương.
Điều này giúp sẽ giúp China quá độ lên digital currency từ mobile money nhằm đi trước thời đại.
Để xây dựng SCS phải xây dựng được 03 module chính yếu nhằm kiểm soát data của loài người, đó là:
1. Tài chính
2. Xã hội
3. Giáo dục
– Kinh tế tài chính lấy dòng chảy tiền tệ làm gốc mà thiết lập cơ sở dữ liệu (database).
– Văn hóa xã hội lấy ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ làm gốc để cho máy học (machine learning) hành vi.
– Văn hóa giáo dục lấy con người làm gốc mà để Ây ai (Ai) quản lý chủ thể.
Con người mà thiếu tiền thì tình thân bạo loạn.
Doanh nghiệp mà thiếu tiền thì kinh tế tàn phế.
Nền kinh tế mà thiếu tiền thì quốc gia suy vong.
Tất cả mọi hành vi về kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, an ninh, y tế, giáo dục đều dựa vào dòng tiền mà thuận theo dòng nước. Mọi dòng tiền đều phải chảy qua PBoC.
Đến đây, bạn dễ dàng thấy ra được thế tam quốc:
1. Money of the People – Crypto, đại diện là Bitcoin
2. Money of the Corporations – Libra
3. Money of the State – tiền pháp định và sau là CBDC
– Với phe của ‘Money of the people’, ngay từ đầu, triết lý của Satoshi theo đuổi: loại bỏ lạm phát, loại bỏ vai trò của chính phủ, loại bỏ NHTW trong việc phát hành tiền, ko dựa vô bất kì bản vị nào. Nó tương tự lý tưởng của Marx khi xây dựng CNXH cách đây 130 năm. Lý thuyết này ra đời đã là cái gai trong mắt của giới tư bản. Cho nên mình nghĩ nó sẽ khó mà đc công nhận trừ khi có 1 vụ Big Boom xảy ra.
– Libra (có thể là bước đi thử nghiệm của riêng Mark) cho ta thấy, 1 liên minh của 28 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới cũng phải tan rã vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của Central Bank cũng như của chính phủ Mỹ. Nhưng có vẻ như Mark vẫn không bỏ cuộc, chúng ta cứ tiếp tục quan sát…
– Phe chính phủ và Central Bank thì đã bàn ở trên, họ quá mạnh.
Kết bài:
Qua 3 bài chia sẻ, mình làm cơ sở để trả lời các câu hỏi của ace về blockchain và cryptocurrency. Cũng có nhiều bài viết trong group trả lời rồi nhưng mình thấy nó chưa đi sâu vào bản chất vấn đề, mình chỉ góp thêm tiếng nói.
“Có nên đầu tư vào Crypto?”
Các bạn đọc tinh ý sẽ thấy câu trả lời KO NÊN là mạch dẫn xuyên suốt trong các bài mình chia sẻ, ít nhất trong giai đoạn “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Đặc biệt là các dự án Altcoin (với Bitcoin có thể là 1 ngoại lệ). Đến đây hi vọng bạn có thể nhìn ra đc bản chất các dự án coin/token của giới crypto vẽ ra 99% là GAME tài chính, ngõ huy động vốn dễ dàng mà chẳng cần qua bất cứ khâu nào kiểm tra tính khả thi, đánh giá năng lực, khảo sát thị trường, định giá. Nó rủi ro hơn cả đầu tư vào các cty Stratup gấp trăm lần vì nó chẳng có thứ gì để bảo đảm (giá trị nội tại~0) ngoài niềm tin vào các ý tưởng đc trang điểm bởi những thuật ngữ/khái niệm về công nghệ tài chính. Không ai đứng ra bảo vệ bạn cả. Phân tích sâu hơn dưới đây.
Vào các web Amazon, Microsoft, Alibaba bạn có thể dễ dàng sở hữu network, nền tảng blockchain cơ bản có sẵn kèm theo việc thuê 1 dev là có thể tạo ra đc 1 đồng coin/token mang tên mình. Lập 1 cty khởi nghiệp lĩnh vực Crypto chỉ cần 1 DEV + 1 MKT viết dự án. Rất tinh gọn. Chính vì điều dễ dàng này mà đây là mảnh đất màu mở cho các dự án lừa đảo tung hoành. Đương nhiên có 1 số nhưng cực ít là làm thật, vd: Việt Nam chúng ta tự hào có Lợi Lưu với Kyber Network, anh Long Vương với TomoChain.
Sự thật là bất cứ ai cũng có thể phát hành đc coin, nếu chưa tin, bạn có thể đặt hàng, mình có đội dev có thể tư vấn và thiết kế 1 đồng. Còn việc ai sẽ sử dụng và nó đc phổ biến, công nhận ntn thì phụ thuộc vào khả năng ‘kể chuyện’ của bạn.
Có ý kiến cho rằng “hệ thống blockchain của cộng đồng crypto ko thể bị can thiệp hay phá huỷ. Muốn làm điều đó thì các chính phủ/tổ chức phải tiêu tốn rất nhiều máy móc/thiết bị để tấn công vì năng lực tính toán của hệ thống này lớn nhất thế giới”??? Mạng lưới đó thật ra chỉ là liên kết của các máy tính cá nhân có cấu hình ko đồng nhất rải rác khắp nơi cùng tham gia vào mà thôi.
Có thể là bạn đó thiếu các dữ liệu về các nền tảng vận hành thế giới cho nên kết luận chưa đúng theo cảm tính. Hệ thống của cộng đồng đó ko thể so đc các trạm máy chủ, cloud server, siêu máy tính Facebook, Amazon, Mircosoft, IBM, Tencent, Alibaba rải khắp thế giới đang thu thập dữ liệu của 2/3 dân số trái đất theo từng giây. Chưa cần đến điện, chỉ cô lập tìm kiếm, chặn truy cập, shutdown web/app hoặc cao hơn là bị cô lập internet, cấm cung ứng phần cứng để mining: card màn hình, main board v.v… là đủ để đưa hệ thống đó về thời trung cổ. Hãy nhìn vào Trade War đang diễn ra thì chúng ta cũng đoán đc.
Nếu quan sát thị trường Crypto, 2017 nở rộ các ICO, Lending thì đến 2020 đã tiến hoá lên trend Defi (Decentralize Finance_Tài chính phi tập trung) khi đại dịch xảy ra. Chỉ sau 4-5 tháng ngắn ngủi, quả bong bóng Defi đã tăng điên cuồng x10, x20 tạo FOMO cho cả thị trường. Keys trong trò chơi này là: nguồn cung hạn chế, lợi nhuận, tính phi tập trung (quyền qđ thuộc về cộng đồng), Monetary System sẽ sụp đổ, v.v… Nó đánh trúng điểm yếu nhất của con người: lòng tham và nỗi sợ hãi. Mình nhấn mạnh, thị trường này, giá cả hoàn toàn dựa vào TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG, sự kì vọng tương lai. Rất dễ để kích động tâm lý đám đông trở nên ‘điên loạn’ chỉ bằng 1 tin đồn là kích hoạt trạng thái bán tháo, nên nó vô cùng mong manh dễ vỡ. Tài sản nđt đổ vào đó có thể mất… 5-70 lần giá trị hoặc tan biến.
Nếu vẫn muốn đầu tư, bạn hãy phân tích thật kĩ mô hình kinh doanh của cty đó là gì, nó có/dựa trên NỀN TẢNG gì, nó đem lại cho xã hội giá trị nào? Có phải người thật, việc thật, tài sản thật hay chỉ là 1 team ẩn/vô danh với đồng coin là vài dòng code nằm trên internet? Nó giải quyết đc bài toán/nỗi đau gì cho nhân loại, hay nó có tính kết nối lợi ích nào (vd như Grab, Momo đang làm) và điều quan trọng là bản thân dự án đó có gắn liền với lợi ích của Chính Phủ và Central Bank? Nói ngắn gọn, chỉ đầu tư vào ‘kẻ có tóc’.
Có thể kiến thức của mình chưa đủ nên đưa ra góc nhìn và nhận định sai, có thể khiến vài ace mất đi lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng ít ra mình cũng đã cung cấp các dẫn chứng cụ thể, thông tin, kiến thức nền tảng cơ bản nhất để tư duy và bảo vệ các bạn KHÔNG BỊ MẤT TIỀN. Điều mà trc đây mình đã mất rất nhiều tiền mới nhận ra được.
Còn tiền là còn cơ hội nên ko việc gì phải vội. Với mình, đây là cái cơ bản của cơ bản trong tư duy ĐẦU TƯ BỀN VỮNG.
Kết thúc chia sẻ.!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top