Tương lai tiền tệ

Tương Lai Tiền Tệ (Phần 2)

TƯƠNG LAI TIỀN TỆ (P2)

FIAT | MOBILE MONEY |

Chắc bạn còn nhớ ngày 3/1/2020, nhân vật quyền lực số 2 của Iran, tướng Qasem Soleimani đã bị ám sát bằng một 1 loạt tên lửa từ xa chính xác đến từng cm. Câu nói “Bấm nút_BIẾN” ngày nay theo đúng nghĩa đen đã xảy ra theo cách trên. Ngày 2/5/2011, trùm khủng bố Bin Laden cũng bị Mỹ ‘tìm diệt’ như thế.

Chào mừng các bạn đã đến TK 21, những năm đầu của CMCN lần thứ 4, kỉ nguyên bùng nổ các cty, tập đoàn, các tỷ phú số top đầu TG đều liên quan lĩnh vực công nghệ số: thương mại điện tử, bigdata, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, in 3D, là bước chuyển lịch sử, kỷ nguyên của siêu Internet, robot thông minh. Định hình nên 1 nền kinh tế mới gọi là nền kinh tế tri thức, khi ai nắm giữ nhiều nhất tri thức nhất, xử lý tri thức để có trí tuệ nhân tạo thông minh nhất, robot tinh vi nhất, các loại phương tiện quân sự tự động, máy bay tự lái, tàu ngầm tự lái v.v. sẽ là cường quốc thống trị thế giới này.

Thời mà các siêu cường sở hữu hàng không mẫu hạm, vũ khí hạt nhân sắp qua rồi. Sở hữu các tập đoàn công nghệ hàng đầu mới là vũ khí có sức mạnh khủng khiếp nhất. Những đội quân không phải là những chàng trai cơ bắp 6 múi, mà có thể là những game thủ béo phì điều khiển những phi đội máy bay, tàu ngầm không người lái khắp thế giới.

Có thuyết âm mưu nói rằng: Để duy trì vị thế lãnh đạo của Thế Giới, từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, giới chính trị, tài phiệt Mỹ đã ‘phát minh’ ra học thuyết ‘ĐỐI TRỌNG’. Mỹ cần 1 đối trọng ngang tầm nằm ngoài hệ thống Tư Bản của mình để khiến thế giới luôn trong trạng thái bất ổn như: Liên Xô, Chủ nghĩa Khủng bố, và rõ ràng nhất hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc đã đc ‘nuôi dưỡng’ 50 năm. Khi có những bất ổn thì Mỹ và đồng minh tư bản mới phát huy đc vai trò làm ng dẫn dắt cuộc chơi của mình.

Trc khi phân tích gốc rễ của Trade War, chúng ta xem qua mô hình chính trị Mỹ dựa trên nền tảng gì.

Tam Quyền Phân Lập – nền tảng cho sự hình thành chế độ tư bản.

Nguyên tắc “phân chia quyền lực” đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Học thuyết “phân quyền” với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước Dân Chủ, theo nguyên tắc “KIỀM CHẾ và ĐỐI TRỌNG”, tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng quyền lực.

(Trích https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Quyền_lực_phân_lập)

Ta thấy hệ thống quyền lực của Mỹ theo mô hình :

* Lập pháp

* Hành pháp

* Tư pháp

* Cục dự trữ liên bang Mỹ FED xem Hệ thống Dự trữ Liên bang là “một ngân hàng trung ương độc lập bởi vì các quyết định chính sách tiền tệ không cần phải qua phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai khác trong các ngành hành pháp hay lập pháp của chính phủ. (trích https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Cục_Dự_trữ_Liên_bang_(Hoa_Kỳ) )

Điểm quan trọng cần chú ý trong việc lựa chọn người đứng đầu lãnh đạo đất nước. Thế giới có hai đại cường quân sự luôn muốn vượt qua mặt Mỹ để thay thế Mỹ lên làm bá chủ là Nga và Trung Quốc. Thế nên chính trường Mỹ có hai xu hướng kềm chế hai đối thủ này, dần dần việc đó thành tư duy thường xuyên của họ. Qua quan sát, ta thấy đảng Dân Chủ có xu hướng chống Nga và đảng Cộng Hoà có xu hướng chống Trung Quốc hiện nay, đều là bắt nguồn từ sự phân vai trong lịch sử để lại và do họ đại diện cho hai nhóm lợi ích (Mỹ) lớn khác nhau, nên ưu tiên về mặt chính sách kinh tế và đối ngoại của họ là khác nhau. nhưng thật ra cả 2 đều vì lợi ích nước… Mỹ mà thôi.

Chính quyền Mỹ được bầu ra từ hai quan điểm trên sẽ thực thi quan điểm của Đảng đang giữ ghế tổng thống. Vấn đề là lúc nào thì chiến lược Mỹ cần chống ai. ai đang là mối nguy hiểm cho vị trí thống trị của Hoa Kỳ.

Chiến lược quốc gia thì không phải do hai đảng đặt ra mà được các cơ quan nghiên cứu chiến lược tối cao của Mỹ đề ra trong ngắn/trung/dài hạn. Data đc cung cấp từ các cơ quan tình báo, tai mắt từ các công cụ vệ tinh, công nghệ chuyển đến các viện nghiên cứu và các giáo sư của các Đại Học nên cơ quan này phi đảng phái. Nên tổng thống Mỹ ngoài việc chịu ảnh hưởng từ đảng phái của mình thì còn phải thực thi chiến lược quốc gia do các Viện Đại Học cố vấn. Chiến lược quốc gia của Mỹ ở giai đoạn chuyển cực (chu kì 50 năm) như lần này, không bao giờ ít hơn 2 nhiệm kì tổng thống. Vì thế mình nghĩ, 99% ông Trump sẽ tiếp tục nhiệm kì 2 để giải quyết dứt điểm mớ… hỗn độn mà chúng ta đang chứng kiến. Chúng ta còn 2 tháng để kiểm chứng!

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Trung_tâm_Nghiên_cứu_Chiến_lược_và_Quốc_tế

Mùa bầu cử ở Mỹ chưa bao giờ thôi làm cả hành tinh trông ngóng tin tức và kết quả bởi sự kịch tính. Đó là cái hay của Phân Quyền và Đối Trọng mà giới tinh hoa từ thời lập quốc đã ghi lại trong Hiến Pháp. Nó khiến bộ não các bên phải luôn vận động, cạnh tranh để tiến hoá. Đa đảng chưa chắc là sẽ tốt hơn một đảng, nhưng có nhiều hơn một người để chọn lựa, thì chắc chắn là sẽ chọn được người tốt nhất.

Ta có thể thấy sự Đối Trọng còn nằm ở các tập đoàn công nghệ nền tảng của Mỹ. Android mở đối trọng với iOS khép kín, Hđh Windows của Microsoft đối trọng với Mac Os của Apple. Trong sự cạnh tranh toàn cầu, Mỹ có Amazon đối trọng với Alibaba của TQ, Mỹ có Facebook, Youtube đối trọng với Weibo, Tiktok của TQ, v.v…

Sự trỗi dậy của Trung Hoa Đại Lục.

Ở 1 thái cực đối lập, giai đoạn 1818-1883, Karl Marx một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái đã đặt nền tảng đầu tiên cho XHCN, đc xây dựng dựa vào sự tàn nhẫn, bóc lột của CNTB thời điểm đó, Marx tiên đoán rằng cũng như những hệ thống kinh tế – xã hội trước đó, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những cuộc khủng hoảng nội bộ dẫn tới sự tự sụp đổ trong tương lai và sẽ thay thế bởi một hệ thống mới có tên là chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của ông là lấy của cải chia đều “lợi nhuận” cho toàn dân như là một sức hút Tập Trung lực lượng dân cần lao mạnh nhất để thay đổi chính quyền, giải phóng nước thuộc địa. (trích https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Karl_Marx)

Thế nhưng ông ko thể tính toán đc sau này CNTB đã tiến hoá trở nên văn minh hơn, sau khi tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp họ đã giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thích nghi, tồn tại, và phát triển thông qua hệ thống tài chính cấp vốn cho sản xuất, phân phối vật chất hàng hóa, dịch vụ khổng lồ, lấp đầy cái dạ dày, thỏa mãn mọi ham muốn của con người, và chinh phục lại TG.

Còn các nước CNXH khi chia “Tiền lợi nhuận” thông qua KINH TẾ TẬP TRUNG đã bộc lộ nhiều lỗi cốt tử muôn đời của bản chất con người là sự tham lam nên không thể có sự công bằng tuyệt đối cho tất cả, sự phân chia lại dưới bàn tay con người dễ sai sót, đã tạo ra sự ỷ lại trì trệ, trách nhiệm tập thể, còn lợi ích cá nhân bòn rút ở sau lưng. Nên nền KT các nước XHCN ngày càng đi xuống dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu, cho tới khi Trung Quốc áp dụng tư tưởng Mao Trạch Đông với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc có thể được coi là một dấu mốc quan trọng.

Ở cuộc CMCN lần thứ 4 này có vẻ TQ đã tỏ ra có ưu thế sau cái bắt tay với Tư Bản. TQ đã tận dụng cơ hội rất tốt để chuyển mình với chiêu thức COPY & MODIFY. Hàng hóa TQ đi khắp nơi, với nền công nghiệp sản xuất bán dẫn mạnh từ Thẩm Quyến, Chu Hải 20 năm qua, sản phẩm điện tử TQ đã lần lượt vượt Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và bao trùm sản phẩm toàn cầu. Hơn 90% sản phẩm camera, thiết bị giám sát là xuất xứ TQ, điện thoại thông minh trừ Apple của Mỹ chủ động sản xuất thiết kế, còn lại đều được sản xuất bởi TQ, và vô số sản phẩm điện tử KẾT NỐI INTERNET khác của TQ đang tỏa đi khắp thế giới như dòng dây dẫn thần kinh – hệ thống điện mới tiên tiến bên cạnh dòng tiền (ô xi). Con đường tơ lụa mới -dòng logistic khổng lồ đẩy hàng hóa TQ tràn ngập thế giới, đổi lấy ngoại tệ và dầu, an ninh dầu lửa của TQ đã được đảm bảo, dự trữ ngoại hối lớn và không ngừng sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ. Nền KT TQ đã lớn số 2 TG, cỗ máy kinh tế TQ đã có đủ dầu mỏ, oxi (dòng tiền) và nay lại có hệ thống điện của động cơ kinh tế công nghệ 4.0 trước Mỹ 1 bậc.

50 năm TQ phát triển nóng đã vươn lên là nền kinh tế thứ 2 thế giới. Từ năm 2010 đã soán vị trí của Nhật Bản đã từng nắm giữ trong suốt thời gian từ sau LX sụp đổ. Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa mới qui mô toàn cầu – “kế hoạch vành đai con đường” với cửa ngõ vào Châu Âu là đồng minh Ý, vào Arap là đồng minh Iran, vào châu Mỹ là Velezuela, và hầu hết các nước Châu Phi, qua Đông Dương tới vịnh Thái Lan: Việt-Lào-Cam… v.v nhằm đưa hàng hóa TQ, văn hóa TQ tới các quốc gia này, đổi lại các quốc gia này sẽ phải tích trữ nhiều hơn đồng NDT trong thanh toán và bổ sung thêm vào danh mục dự trữ ngoại tệ mạnh để cân bằng việc in thêm tiền.

Tại sao TQ đi trước Mỹ 1 bậc!?. Vì TQ đã xây dựng một quốc gia điện tử khép kín không dùng các sản phẩm CÔNG NGHỆ NỀN của Mỹ, lãnh tụ cá nhân Tập Cận Bình muốn bước lên vị thế siêu cường của thế giới thông qua kế hoạch giấc mộng Trung Hoa. Công dân TQ bị giám sát chặt chẽ thông qua mã thẻ xanh di chuyển, hệ thống đánh giá công dân khắt khe hơn cả hệ thống đánh giá lý lịch của chúng ta ngày trước, công nghệ giám sát khuôn mặt phủ rộng khắp các tuyến phố, nơi công cộng, thậm chí mạng lưới flycam trên bầu trời, ai bị đánh giá điểm công dân thấp không mua được vé phương tiện giao thông đi xa, không được xuất cảnh, không được tiếp cận tín dụng, họ hàng người thân bị ảnh hưởng v.v.

TQ đã dựng lên một hàng rào công nghệ, bảo hộ thị trường nội địa thông qua truyền thông khép kín cô lập dân chúng với nền tảng công nghệ tiêu dùng Mỹ, và tuyên truyền cảm hứng tới mỗi người dân: TQ là nước lớn, là đại quốc, là siêu cường, người dân chấp nhận bị đánh giá và giám sát chặt chẽ, thông tin cá nhân được CP tùy nghi sử dụng.

Khi TQ triển khai hạ tầng 5G nhằm vào nền tảng xương sống truyền thông thế giới với giá rẻ thì giọt nước đã tràn ly, đây là redline và Mỹ đã quyết định ném chiếc ly hợp tác 50 năm qua xuống đất, dựng lại hàng rào thuế quan lớn chưa từng thấy và chuyển cực. Lần chuyển cực đầu tiên năm 1970 ở phần 1.

*/ Mình điểm lại công nghệ nền tảng đã làm ngòi nổ kích hoạt cho sự bùng nổ này từ CMCN lần thứ 3 với internet, bộ vi xử lý, máy tính, hệ điều hành. Toàn bộ những công nghệ ngày nay như ứng dụng, phần mềm cho tới các siêu máy tính, AI, Big Data đều phải chạy nhờ trên các nền tảng của Mỹ. Có lẽ, TQ đã quá vội vàng trong bước đi chiến lược, họ quên rằng những công nghệ mà mình đang phát triển đều đang chạy cộng sinh trên nền tảng của người Mỹ. Hãy tưởng tượng, máy tính nếu không có chip của Intel, hđh ưindows hay smart phone ko có bộ vi xử lý, hđh android, iOS thì khác gì cục sắt vụn? Các siêu ứng dụng như Alibaba, Wechat, Weibo nếu ko có Apple Store, CH Play thì làm sao tải về? TQ đã bộc lộ nhiều điểm yếu về công nghệ nền. /*

Tới đây các bạn đã hiểu lý do tại sao khi Trump lên nắm quyền thì việc đầu tiên làm là hủy TTP. Vì ngay khi TPP (hiệp định tạo vành đai kinh tế cô lập một phần TQ) đang được đàm phán được Obama (Đảng dân chủ) đưa ra như những đề xuất chuyển cực đầu tiên của nước Mỹ thì đã có nhiều doanh nghiệp TQ chuyển hàng qua Việt Nam nhằm lấy Made in Việt Nam đẩy hàng vào Mỹ, điển hình như khối nhôm trị giá 3 tỷ UDS hiện đang nằm ở Vũng Tàu.

Tại sao nước Mỹ lại ném cái ly thành quả hợp tác KT 50 năm qua xuống đất, chỉ là thiết bị 5G thôi mà!? gì mà làm ghê zậy!? Như mình đã phân tích ở trên, thông qua giám sát công dân khắt khe, truyền thông khép kín với bên ngoài, TQ đã tiến lên quốc gia điện tử : Digital Union, còn Mỹ thì chậm chân hơn hơn bởi nền tảng phân quyền nhằm bảo vệ tự do của nó. Sau tuyên bố của Mark ngày 18/6/2019, đồng tiền điện tử Libra của FB từng đề xuất bị hoãn lại ngày 9/7/2019, kèm với vô số vụ kiện xâm phạm thông tin cá nhân. (Mình sẽ cung cấp thêm tt về lý do thất bại của Fb với ‘mưu đồ’ thành lập liên minh Libra Association ở phần sau)

Vào ngày 24/10/2019, ông Tập Cận Bình đã có 1 phát biểu làm rung chuyển giới Crytocurrency: “Chúng ta cần phải xem blockchain như một bước đột phá trong việc sáng tạo độc lập các công nghệ cốt lõi”. Điều này đã làm giá BTC nhảy vọt 40% (xấp xỉ 10k) ngay lập tức. Trc đó, Phó Giám đốc bộ phận thanh toán tại Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) Mu Changchun trong diễn đàn tài chính Trung Quốc tổ chức hồi tháng 8/2019 từng nói rằng họ “sắp” phát hành đồng tiền mã hóa riêng.

Có ý kiến (tin đồn) cho rằng Ông Tập có lý do để muốn phát triển “tiền ảo” từ Trung Quốc đi khắp thế giới, nhất là lúc này. Khi mà để duy trì nhịp tăng trưởng đang suy giảm nghiêm trọng vì thương chiến với Mỹ, Trung Quốc đã bơm vào nền kinh tế hàng ngàn tỷ USD trong suốt thời gian chao đảo vừa qua. Dĩ nhiên tiền thật thì không thể bơm mãi, nên đưa ra lộ trình “bán tiền ảo lấy tiền thật”, bức mình ra khỏi hệ thống đồng $ là nhu cầu bức thiết của ông. Đối ngoại đang thất thế, nếu đối nội hết tiền sớm chừng nào thì ông Tập ra đi càng nhanh chừng đó. Trong bối cảnh trò chơi tiền ảo mở ra như trên thì tờ Nhân Dân Nhật Báo cảnh báo chính sách này của ông Tập có thể gây ra tai hoạ. Đó là họ nhìn bài học từ đồng minh Venezuela (Đầu năm 2018, để ứng phó với khủng hoảng kinh tế, Maduro cũng muốn chơi trò chơi tiền ảo, phát hành đồng Petro, và cuối cùng thì kinh tế Venezuela sập đổ nhanh hơn. Ngoài ra, Ỉan và Triều Tiên cũng đc cho là đang nghiên cứu đồng tiền của riêng mình)

Và khi NcoV đang diễn ra, vì sao nó xảy ra, nguồn gốc từ đâu đang là dấu hỏi lớn mà có lẽ phải rất nhiều chục năm sau nhân loại mới đc biết. TQ lấy lý do hạn chế lây truyền dịch bệnh khi tiếp xúc tiền mặt, đẩy mạnh việc cho ra mắt đồng tiền điện tử CBDC (Central Bank Digital Currency) mà họ đã nghiên cứu phát triển từ năm 2010, có một chênh lệch quy đổi tỷ giá nhất định với đồng NDT hiện tại, điều chỉnh bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo thông qua phân tích, giám sát điện tử hành vi người dùng sâu rộng Digital Union.

Đồng tiền điện tử trong quốc gia điện tử, phát hành bởi NHNN điện tử nó khác xa những đồng tiền ‘đồ chơi’ như Bitcoin hay các loại dự án coin abcd mà chúng ta đang bị giới crypto ‘thôi miên’. CBDC là một đồng tiền thực sự có giá trị trước tiên cho hơn 1,4 tỷ dân đã có thói quen không dùng tiền mặt, tiêu dễ hơn, vay nhiều hơn, nợ nhiều hơn thì kiểm soát dân tốt hơn. Và quan trọng nhất nó đóng vai trò như là một hệ thống bảo mật tối tân với hệ thống tài chính tiền tệ của TQ đối đầu với các hacker tài chính đến từ phố Wall.

Đây cũng là 1 phần lý do mà Mỹ phát động Trade War? và đây cũng có thể là 1 cái bẫy mà Mỹ đã giăng ra từ nhiều năm trc? Vì sao mình nghĩ vậy? Nếu chúng ta biết đc, ví điện tử và khái niệm về tiền điện tử, Mobile Money đã đc M&A bởi 1 người đàn ông đc mệnh danh là Iron Man ở Mỹ vào năm 1998. 1 cái tên hết sức quen thuộc mà chúng ta vẫn đang sử dụng, PAYPAL, mình sẽ nói kĩ ở bài sau.

Sự chuẩn bị cho CBDC

Gần 10 năm qua TQ đã định hình được một nền văn hóa tiêu dùng điện tử rộng khắp cho hơn 1,4 tỷ dân thông qua các ví điện tử như Wechat Pay, Alipay (1,5 tỷ users) v.v. và nay có thêm “đồng tiền điện tử chính thức” sẽ như những sợi dây thần kinh điện thêm vào động cơ kinh tế khả năng phòng vệ tài chính cho thị trường riêng của quốc gia TQ trước tấn công bằng tiền tệ từ bên ngoài. Nhưng mặt trái của nó là người dân TQ sẽ có thể phải gánh chịu là có thể các khoản ngoại tệ, vàng, tài sản trong ngân hàng hiện có sẽ bị quy đổi sang tiền điện tử, một sự mất mát ẩn sâu dưới nụ cười là công dân đại quốc, để chính phủ TQ đối đầu với cuộc chiến tiền tệ (ở 1 cấp độ mới) khốc liệt đang diễn ra…

Kẻ thù vô hình, con virus NcoV đã khiến cho diễn tiến không dùng tiền mặt này xảy ra nhanh hơn, giới tinh hoa thế giới tiến thêm một bước quản trị thế giới thông qua đồng tiền mới – một thứ quyền lực cổ xưa của loài người nhưng liên tục tiến hóa thông qua các hệ thống khái niệm, là bản vị mà nó đặt làm nền tảng. Sức mạnh của một siêu cường bên cạnh sức mạnh hạt nhân, quân sự thì có có cả một phạm trù kinh tế khổng lồ thu nhỏ lại và ẩn sâu dưới đồng tiền siêu cường (ngoại tệ mạnh), là tờ giấy được in mệnh giá. Nó được dẫn dắt bởi các hệ thống giá trị mới, công nghệ mới không ngừng tiến hóa mà giới tinh hoa đỉnh cao sáng tạo ra để lãnh đạo thế giới.

Đồng tiền mới của tương lai phải chăng sẽ dựa trên bản vị là Bigdata, trí tuệ nhân tạo, là thông tin, là tri thức kiểm soát từng cá thể trong 7 tỷ người trên hành tinh này, các ngõ hầu tạo ra GDP, ở đó mà ai nắm được tri thức rộng khắp sẽ chi phối hành vi, thói quen của con người.? Chúng ta tiếp tục quan sát diễn biến sắp tới nhé!

Ngày nay, mình cá hầu như ko ai có thể mở mắt dậy mà thiếu đc cái máy tính của intel chạy windows, macbook chạy mac OS, hay smart phone của Apple, Samsung chạy hđh iOS, Androids có kết nối internet để mở ra các ứng dụng quen thuộc để giải trí, làm việc, tìm kiếm, xem tin tức, hàng ngày của mình. Mình thua gì cũng chịu!

Có bao giờ các bạn tự hỏi, khi 2 vợ chồng vừa nói chuyện với nhau có nên mua cái giường mới cho con!?, thì lúc sau đã thấy quảng cáo trên điện thoại chào bán “giường trẻ em”?. Đó là ví dụ nhỏ nhất về thu thập thông tin người dùng khổng lồ ẩn dưới chiếc điện thoại, nó vẫn nghe bạn dù bạn chưa dùng nó, và khi bạn dùng các ứng dụng, like, chat, đi lại v.v nó biết hết bạn đang vui buồn với điều gì!? Tk bạn có bao nhiêu tiền? Vâng!!! chính xác là tất cả mọi thứ sâu thẳm liên quan đến bạn. Không chỉ thu tiền xuyên biên giới với các số tiền khổng lồ ta phải nạp chạy quảng cáo, mua dịch vụ trực tuyến, mà thông qua đó, hành vi của công dân các quốc gia được các cỗ máy khổng lồ thu thập và phân tích data thông qua trí tuệ nhân tạo AI của nước siêu cường.

Năng lực AI chính là quyền lực mềm của siêu cường, họ kiếm tiền mà ta không thể đánh thuế, họ chi phối nước khác khi nắm rõ hành vi công dân, khách hàng nước đó để đưa ra sản phẩm dịch vụ mới ta khó chối từ . Và đây mới là lý do Mỹ lo ngại từ trước, thiết bị 5G của Huawei là cuộc cãi vã hợp thời để nói lời chia tay, Mỹ đang cần chuyển cực lần thứ 2 kể từ 1970, rất mong chờ ngày này. Đó cũng là lý do mà anh Trọng Thủy Mark – ông chủ FB đẹp trai tài giỏi đã quyết định lấy công chúa Mỵ Châu gốc Hoa không xinh lắm, để hiểu sâu văn hóa người Hoa phục vụ tham vọng đưa FB vào TQ, anh ấy vẫn chưa từ bỏ ý định đến một ngày nào đó FB sẽ bao trùm TQ.? Chúng ta hãy chờ xem…

===

Kết thúc chia sẻ P2. Phần này mình nhấn mạnh ở các điểm:

  1. Vẫn là công nghệ nền tảng. Trade War là cái cớ, sâu trong nó là cuộc chiến Công Nghệ Nền Tảng và xa hơn là quyền kiểm soát Big Data – Bản vị mới cho hệ thống tiền tệ tương lai.

Sau WW2, Trade War là cuộc chiến tranh phi truyền thống, gây nên khủng hoảng toàn diện chưa từng có của nhân loại, vì sao virus xuất hiện vào đúng thời điểm 2020 vẫn là 1 dấu hỏi lớn. Xét về tương quan, ai nắm nền tảng chính, sẽ có ưu thế trong Trade War.

  1. Điểm mạnh/yếu của Chính phủ Tập Trung và Chính phủ Phi Tập Trung. Mỗi bên đang tranh nhau vị trí lãnh đạo toàn cầu. Các tập đoàn công nghệ dù có quyền lực bao trùm hàng tỷ người dùng nhưng trong Trade War, họ hoàn toàn nằm dưới sự điều phối của 2 vị tổng tư lệnh Mỹ-Trung.

Câu hỏi đặt ra: 1 thế giới đại đồng mà Satoshi đặt ra về nền kinh tế phi tập trung khi monetary sýtem sụp đổ, nơi mọi công dân đều có quyền phát hành tiền tệ, loại bỏ vai trò của Central Bank và của chính phủ liệu có thành hiện thực???

  1. Mobile Money, CBDC (Central Bank Digital Currency) – tiền điện tử định danh do Ngân hàng điện tử phát hành dưới sự giám sát của chính phủ điện tử mà TQ xây dựng đã mở đường cho tương lai gần ko còn tiền giấy (killing cash). Chúng ta đang ở thời khắc lịch sử để chứng kiến bước ngoặt này?

(Còn tiếp)

– Phần sau chúng ta sẽ bàn về nguồn gốc của Mobile Money khái niệm đã đc lập ra bởi PAYPAL – chiếc ví điện tử đầu tiên của thế giới xuất hiện trc cả Bitcoin hàng thập kỷ.

– Tham vọng của Facebook về 1 đồng tiền điện tử Libra thất bại hay chỉ là phép thử?

===

Phần 1: Sự trỗi dậy của Mỹ và đồng $

Các bạn nên đọc phần 1 để hiểu hơn phần 2 này nhé.

Các thông tin và dữ liệu mình tham khảo từ các nguồn dưới, ace có thể google để đọc thêm:

  1. Sách: Những bài diễn văn nổi tiếng của Tổng Thống Mỹ ; Tiền đấu với vàng ; Cường quốc trong tương lai ; Tôi tương lai và thế giới.
  2. Phim:

– Cuộc chiến nền tảng: Tương Lai Tiền Tệ

https://youtu.be/_E0tR2niuo8

– Chưa bao giờ xem cái gì mà rùng mình nhiều như thế này. “In the age of data where data is the new oil, China is the new Saudi Arabia?”

https://youtu.be/5dZ_lvDgevk

Nếu các bạn thấy hữu ít và hấp dẫn, hãy đọc nốt phần 3 nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top