Tương Lai Tiền Tệ ( Phần 1)

Mình chia sẻ lại bài viết rất hay về chủ đề tiền tệ trong tương lai của lại cho mọi người đọc nhé. Huy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp đa dạng và phong phú thêm cho nguồn kiến thức cho các bạn! Bài được trích dẫn từ nhiều nguồn trên intrernet, Mr Nguyễn Việt Hùng, Mr Nguyễn Trung Anh. Chủ đề được chia làm 3 phần để thuận tiện cho các bạn đọc theo dõi và kg bội thực hay rối loại thông tin khi quá dài nhé. Nào xin mời các bạn đến với phần 1 của bài viết.

1. TƯƠNG LAI TIỀN TỆ- SỰ TRỖI DẬY CỦA MỸ VÀ ĐỒNG USD

  • Các nhà lãnh đạo hay các CEO, họ có kĩ năng quản trị, tổng hợp và xử lý thông tin từ rất nhiều nguồn. Vì thế khi cần biết về 1 điều gì đó, họ mời các chuyên gia đầu nghành đến cố vấn, cung cấp thông tin. Đây là phương pháp OPE làm đòn bẩy sử dụng kinh nghiệm của người khác. (OPE là viết tắt của cụm từ Other People’s Experience). Họ tổng hợp từ rất nhiều tài liệu, ý kiến, số liệu về xu hướng v.v… rồi dựa vô những quan sát, kinh nghiệm kiến thức về quản trị, lịch sử, kinh tế, chính trị, tài chính, tâm lý v.v… Để đưa ra quyết định. Trước đây mình mở cty, có giai đoạn thất bại do bản thân suy nghĩ đơn giản, chưa hiểu ra nghệ thuật tư duy của người lãnh đạo, giỏi chuyên môn cái gì đó chưa chắc đã thành công.

Khi đặt ở tâm thế là 1 nhà đầu tư, mình cũng tư duy theo cách trên. Cho nên, trong bài viết có những trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp lại dựa trên những kiến thức, kĩ năng (có giới hạn) ở thời điểm hiện tại của mình. Mình đóng vai trò là người cung cấp dữ kiện, thông tin và các cột mốc quan trọng. Hi vọng đưa đến cho ace 1 góc nhìn mới mẻ.!

  • Lược sử TIỀN.

Vào tháng 5 năm 2012, có “nữ triết gia” trẻ tuổi nhất Việt Nam đương thời, đăng đàn trên Mương Mười Bốn để lại một quotation làm ám ảnh hằng bao nhiêu thế hệ Việt Nam rằng “yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn” – triết lý này tồn tại mãi đến muôn đời sau, chắc chắn là vậy… Tất cả mọi ngành nghề đều liên quan đến tiền, từ tình yêu, tình báo cho đến Agritech, Healthtech, Insurtech, Robotics, Ai – Machine Learning cho đến E-commerce, On-demand-service… Tiền luôn là đầu câu chuyện, vì sao lại vậy? Chúng ta cùng điểm lại lịch sử.

Yuval Noah Harari, tác giả cuốn Sapiens đã lập luận: Sapiens đã thống trị thế giới vì đây là loài động vật duy nhất có thể cộng tác linh hoạt với số lượng lớn. Ông lập luận rằng Sapiens chính là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài người khác như người Neanderthal, cùng với nhiều loài động vật lớn khác. Và khả năng Sapiens cộng tác với số lượng lớn phát sinh từ một loại năng lực độc nhất của nó để tin vào những thứ tồn tại hoàn toàn trong TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, các vị thần, quốc gia, TIỀN và nhân quyền. Và ông còn lập luận rằng những niềm tin này làm phát sinh sự phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính hay chính trị. Harari tuyên bố rằng tất cả các hệ thống hợp tác của con người trên quy mô lớn bao gồm tôn giáo, tổ chức chính trị, thương mại và thể chế đều có sự xuất hiện của họ đối với năng lực nhận thức đặc biệt của Sapiens. Theo đó, Harari coi TIỀN là một hệ thống tin cậy lẫn nhau và xem các hệ thống chính trị và kinh tế ít nhiều đồng nhất với các tôn giáo.

Vào khoản 10.000 năm TCN, với sự phát triển nông nghiệp từ sau cuộc cách mạng nhận thức đã tạo nên cuộc cách mạng tiền đề cho mô hình sản xuất lương thực tập trung trên qui mô lớn. Con người thời bấy giờ đã bắt đầu thay đổi hành vi chuyển từ đời sống săn bắt, hái lượm, di cư qua thành sống tập trung ở các vùng đồng bằng và xây dựng nên các làng mạt, thành phố quần cư rộng lớn. Vỏ xò, bạc, kẽm, đồng, vàng, v.v… đã từng là phương tiện dùng để trao đổi mua bán nhưng có đặt tính cồng kềnh, nguồn cung hạn chế, khó khai thác, hữu hạn.

Tiết lập xuân những năm đầu TK 18 sau CN, nhân loại có bước đại nhảy vọt bùng nổ trong sản xuất ra của cải vật chất với 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Những phát minh, máy móc mới liên tục ra đời để phục vụ con người. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng đã đưa con người bức phá ra khỏi những giới hạn tựa như phép thuật thần kì mà ở thời kỳ phong kiến, bạn có thể bị qui chụp là… phù thuỷ.

Đến đây mình xin chỉ ra đâu nền tảng cốt lõi, là xương sống, trụ đỡ cho sự bùng nổ công nghiệp. Trải qua 4 cuộc đại cách mạng về công nghiệp, mỗi lần diễn ra đều là nguồn dẫn cho lần kế tiếp bùng nổ hơn. Cùng điểm qua 2 giai đoạn chính đã khiến nước Mỹ trở mình thành gã khổng lồ.

2. CMCN lần thứ 2.

Sự trỗi dậy của nước Mỹ: Thời gian này 1870, có sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép, tài chính và điện lực. Với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp, các kỹ thuật gia công sắt thép, luyện kim được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của đường sắt. Bên cạnh đó, đường giao thông, kênh đào được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước đã đc thay thế bằng động cơ đốt trong đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển của máy móc công cụ trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được phát triển, các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải, bóng đèn, giải trí gồm rạp chiếu phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân chúng và tạo nhiều công ăn việc làm. Sự phát triển mau lẹ này, tuy vậy, là yếu tố đưa đến thời gian trì trệ những năm 1873-1896 và giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản tài chính độc quyền sau này. Giai đoạn này có 5 người đàn ông đc xem là những người xây nên nền móng vững chắc đầu tiên cho sự lớn mạnh của nước Mỹ.

– Vua Đường sắt Cornelius Vanderbilt

– Vua dầu hoả John D Rockefeller

– Vua Thép Andrew Carnegie

– J.P. Morgan- Vua ngân hàng, vua nghành điện

– Henry Ford – Cha đẻ dây chuyền lắp ráp xe ô tô. Phương pháp của ông đã đc ứng dụng qua các nghành khác, đánh dấu cột mốc quan trọng tạo ra sự gia tăng đột biến về năng suất lao động.

Những người này đã tạo ra giấc mơ nước Mỹ, họ đc ví như The Men-who built America, là công cụ của chủ nghĩa tư bản bằng các lĩnh vực trọng yếu ko thể thiếu cho sự bùng nổ công nghiệp: (1)dầu hỏa làm chất đốt, chạy máy móc, thắp sáng. (2) đường sắt kết nối các nhà máy, kho hàng, đem hàng hoá đc sản suất đi khắp nơi. (3)thép cần cho công nghiệp xây dựng nhà máy, cao ốc, thành phố, đường sắt, vũ khí. (4) điện ứng dụng quá nhiều và cũng là nền tảng cơ sở cho hàng loạt các phát minh sau này. (5) ngân hàng là mạch máu, nền tảng cho các ngành công nghiệp tài chính đc phát minh sau này. Tên của họ được đặt thành tên đường, được khắc vào các tòa nhà và là một phần không thể thiếu của lịch sử phát triển nhân loại. Tham vọng của họ đã vượt xa những gì người ta có thể tưởng tượng, để tồn tại và phát triển, chỉ có duy nhất một cách: tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng mọi giá, không từ bất cứ thủ đoạn nào. Họ là hiện thân rõ nét cho tầng lớp Tư Bản thời kì đầu: tham lam và tàn nhẫn.

Cho đến tận bây giờ, những ng nối dõi của họ vẫn tiếp tục kế nghiệp gia tộc, xây dựng và phát triển tập đoàn của tổ tiên để lại, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt như: năng lượng, tài chính, ngân hàng, chính trị, công nghiệp, thực phẩm, giáo dục, y tế, công nghệ v.v… Tiêu biểu là Morgan và Rockefeller, họ cũng đc cho là 2 gia tộc thành viên trong 7 thành viên thành lập Federal Reserve System – FED ngày 23/12/1913

“Ngày nay, có thể nói FED là 1 cơ quan quyền lực tồn tại nhưng vẫn còn những điều vô cùng khó hiểu về tổ chức này. 1 ngân hàng tư nhân nhưng lại mang tên Cục dự trữ Liên Bang, nắm giữ toàn bộ quyền năng phát hành tiền ko chỉ cho Mỹ mà còn của cả thế giới. FED ra đời sau nhiều quá trình đấu tranh, âm mưu thâm độc trong tài trợ, lũng đoạn chính trị, kinh tế, các cuộc chiến tranh kéo dài hàng 100 năm của giới chủ ngân hàng châu Âu mà đại diện là gia tộc Rothschild. Sau cuộc nội chiến (1861-1865), nước Mỹ cần rất nhiều tiền để tái thiết đất nước, các nhà tư bản đã nhận đc nguồn tài trợ vô cùng lớn để xây dựng đế chế công nghiệp đến từ châu Âu: Paul Warburg, J.P Morgan, J.D Rockefeller, Jacob Schiff, George Berk, Jame Stillman, John Moody là những tài phiệt phố Wall đc cho là 7 nhân vật đã xây dựng nên FED. Họ đc ‘nuôi lớn’ bởi dòng tiền tài trợ từ châu Âu (Anh và Đức) trong thời kì bùng nổ cuộc CMCN.

TT Lincoln, James Garfield cùng hàng loạt các chính trị gia khác đã bị ám sát 1 cách khó hiểu sau các phát biểu vạch trần âm mưu hoặc tỏ quan điểm chống lại chính sách lũng đoạn tài chính, quyền chủ động phát hành tiền của giới ngân hàng. Các nhà sử học thống kê, tỉ lệ tử vong của các đời tt Mỹ cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử trận của thuỷ quân lục chiến Mỹ trong chiến dịch Normadie.

(Theo Chiến tranh tiền tệ)

Giai đoạn này, nước Mỹ đã có đầy đủ ‘vũ khí’ hạng nặng làm tiền đề cho sự lớn mạnh để trở thành siêu cường quốc của mình. Mở ra thời kì chủ nghĩa thực dân tiến hoá lên chủ nghĩa TB bốc lột kiểu mới. Đem những đội quân công nghiệp hoá, hiện đại hoá là các tập đoàn xây dựng, năng lượng, công nghiệp sang các quốc gia kém phát triển đc che đậy khéo léo dưới danh nghĩa tài trợ, cho vay vốn đầu tư hạ tầng giao thông, nhà máy, kênh đào, đập thuỷ điện tạo công ăn việc làm, phát triển đất nước đó, rồi bằng nhiều thủ thuật tài chính, biến các quốc gia nhận đầu tư trở thành con nợ.

(Lời thú tội của sát thủ kinh tế)

3. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba (cách mạng số)

bắt đầu khoảng 1960, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc. Đây là tiền đề hình thành cuộc cách mạng tiếp theo, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,… Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng lần thứ 4 và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người. Nền tảng cho sự phát triển của giai đoạn này:

– Internet

– Vi xử lý, bộ não của máy tính

– Computer

– Hệ điều hành Windows, Mac OS

Sự tiến bộ vượt trội của khoa học, công nghệ đc ví như con người đã nắm đc những quyền năng của Chúa. Công nghệ đã thay đổi toàn bộ những thói quen, hành vi, suy nghĩ của con người, các cuộc cách mạng khoa học còn dẫn tới sự thay đổi toàn diện hình thái kinh tế – xã hội và nó cũng là ngòi nổ cho các cuộc chạy đua, chiến tranh sau này. Từ đây bắt đầu định hình các đế chế khổng lồ đc xây nên bởi các tập đoàn công nghệ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến toàn cầu.

Thời kì thực dân đc xem là 1 trong những giai đoạn đen tối lịch sử loài người, các quốc gia có tiềm lực về KT, quân sự: Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha đem quân đến các quốc gia kém phát triển để đàn áp, đô hộ, chiếm đoạt tài nguyên, sức lao động của con người. Trải qua đấu tranh hành trăm năm, chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc dần bị xoá bỏ, quyền con người, bình đẳng giới đã đc cải thiện. Con người dần văn minh, tiến bộ và phát triển hơn. Chủ nghĩa thực dân cũng đã tiến hoá lên thành Tư Bản, rồi lại tiến hoá tiếp lên Tư Bản văn minh ngày nay. Ko còn những những cuộc chiến tranh xâm lược vô nghĩa, chiếm đóng các quốc gia yếu thế nữa. Công cụ mới để chính là học thuyết ‘toàn cầu hoá”, tự do thương mại trong một thế giới phẳng ko còn biên giới.

Theo wiki: Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tài chính tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa. Trong đó, dòng tiền được bơm từ các nước tư bản chính là động lực khơi thông.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đặt biệt ở giai đoạn bùng nổ công nghiệp thì tiền luôn đóng vai trò then chốt cho sự phát triển từ cấp độ chính phủ, tập đoàn công nghiệp, sản xuất thương mại cho đến từng người dân khắp thế giới đều cần tiền. Khi của cải sinh ra ngày càng nhiều: thực phẩm, lúa gạo cho đến hàng triệu sản phẩm công nghiệp hiện đại thể hiện sức lao động, trí tuệ nhưng lại ko đủ lượng tiền để thoả mãn tiêu thụ? Làm sao để sản xuất, mua bán, trao đổi, thông thương nếu không có tiền? Đây chính là vấn đề. Tiền và hệ thống tiền tệ đc phát minh ra để giải quyết vấn đề vĩ mô này dựa trên niềm tin thống nhất trên cả tôn giáo của loài người.

Một nền kinh tế cấu thành từ ba loại thị trường có ảnh hưởng lẫn nhau: thị trường tài chính, thị trường hàng hóa và thị trường lao động.

Thị trường tài chính sẽ cấp vốn cho thị trường hàng hóa để sản xuất ra hàng hóa, và người tiêu dùng (bao gồm người lao động) sẽ tiêu thụ chúng. Khi các nhà sản xuất có đủ vốn để xây dựng, vận hành nhà máy và chắc chắn rằng người tiêu dùng (đc cấp tính dụng) có tiền để mua hàng hóa của mình, họ sẽ sản xuất.

Khi thị trường hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng thì GDP cũng sẽ tăng trưởng. Giờ là phần cuối cùng và cũng là phần quan trọng nhất của vòng tròn này: thị trường lao động. Một điều hiển nhiên như Mặt Trời mọc đằng đông là tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ đều cần có nhân công. Thị trường hàng hóa tăng trưởng cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của người lao động sẽ tăng. Thu nhập cao hơn sẽ giúp họ có một phần dôi dư để tiết kiệm, và nó sẽ trở lại với phần đầu tiên của vòng tròn này: thị trường tài chính. Khi từng phần của vòng tròn đều khỏe mạnh thì chu kỳ kinh tế sẽ vận hành rất trơn tru và nền kinh tế sẽ giúp tất cả cùng vui vẻ và hạnh phúc.

Nền KT càng mạnh quy mô lớn thì đồng tiền càng mạnh và việc in thêm ra nó dễ dàng hơn. Lý do tại sao liên minh Châu âu EU được lập ra là nhằm có một đồng tiền chung mạnh cạnh tranh với đồng Bảng Anh mạnh từ thời đế quốc thực dân, với đồng Dollar thần thánh, và đồng Yên mạnh từ khi Nhật là cường quốc KT thứ 2 TG hơn 10 năm trước đây. Và thời điểm này, sau 20 năm qua khi TQ vươn lên cường quốc KT thứ 2, TG tài chính có thêm một người bạn khỏe mới: đồng Nhân dân tệ (NDT).

Việc in tiền để đáp ứng cho nền kinh tế sẽ diễn ra liên tục, lạm phát là điều ko thể tránh khỏi, và nó là điều hiển nhiên. Chính vì vậy: đồng tiền càng về sau càng mất giá trị do sự sự ám ảnh bởi lòng tham con người trong cuộc đua mang tên “Tăng Trưởng”. Lạm phát và giảm phát đối nghịch nhau. Nhưng cái nhiều quá thì lại ko tốt. Chính vì vậy, FED( cục dự trữ liên bang Mỹ) và rất nhiều CP, NHTW các quốc gia luôn luôn tìm cách cân đối giữa lạm phát và giảm phát. Việc họ siết chặt, nâng lãi suất, giảm nguồn cung tiền khi xã hội làm ra quá nhiều của cải vì thấy 1 tỷ lệ lạm phát tăng cao, và khi thấy xã hội thiếu tiền để giải quyết các vấn đề kích cầu thì họ lại bơm tiền ra.

Chính vì thế, mình cho rằng tất cả những thứ như: BTC(bitcoin), Vàng, hay cái gì bị giới hạn hoặc hữu hạn, sẽ ko thể và ko bao giờ thay thế tiền vì nó không giải quyết đc bài toán thiểu phát/giảm phát.

Sự trỗi dậy của Đồng USD-Sức mạnh tuyệt đối của Mỹ:

Nói đến ‘bơm tiền’ thì chúng ta ko thể ko nói đến FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ, chủ sở hữu đồng tiền số 1- với đồng Dollar đầu tiên với tiêu ngữ ‘In God We Trust” in trên đồng 1 USD, hàm ý kêu gọi một sự tín thác vào đấng tối cao, một vector cảm hứng cho dân chúng trong chiến tranh và khủng hoảng đã có sức mạnh thần thánh từ khi nào!?.

Sau đại khủng hoảng 1930, nhờ chuẩn bị cho chiến tranh TG thứ 2, đầu tư, sản xuất cho chi tiêu quân sự tăng mạnh (giống như chúng ta đang tìm cách tiêu đầu tư công hiện nay để cứu nền KT) đã làm dòng tiền lưu thông trở lại phục hồi nền kinh tế Mỹ. Đồng Dollar đã ko còn dựa trên nền móng bản vị vàng sau bao nỗ lực của giới tài phiệt, chủ ngân hàng. Mà nó sẽ được in thêm dựa trên chỉ số GDP, và lúc này dự trữ vàng chỉ là một nhân tố trong đánh giá năng lực sản xuất quốc gia, mà năng lực sản suất quốc gia GDP lại dựa trên thứ nguyên liệu dùng nhiều nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đó là dầu mỏ.

Những nước có lượng mỏ trữ dầu nhiều lúc bấy giờ là Liên Xô, khối các nước Arap. Sau chiến tranh TG thứ 2, VN chúng ta là chiến trường chiến tranh ủy nhiệm cuối cùng giữa 2 cực của thời chiến tranh lạnh giữa Tư bản phương Tây do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô, TQ đứng đầu. Đó là những năm tháng mà đồng Dollar đã dựa trên bản vị dầu mỏ, nước nào cũng muốn tích trữ nhiều đồng USD để có thể mua nhiều dầu mỏ phát triển kinh tế.

Uy lực của đồng Dollar trên bản vị dầu mỏ bị thách thức ở đầu những năm 1970, khi chiến tranh giữa Israel và các nước Arap sắp khơi mào, và làm Mỹ phải cân nhắc dừng cuộc chiến đang sa lầy không có hồi kết, tốn nhiều vật lực ở VN. Cụ thể tới cuộc khủng hoảng dầu năm 1973 do các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ OPEC tuyên bố ban hành lệnh cấm vận, quyết định ngừng xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh (Arap-Israel ) là nước Mỹ và phương Tây. Đã làm giá dầu vọt từ 3$ lên 12 $ như một “ cú sốc giá dầu”, đã để lại nhiều hậu quả xấu và dài đằng đẵng đối với chính trị & kinh tế TG, đặc biệt uy hiếp vị thế bản vị dầu của đồng Dollar Mỹ. Nếu bị cấm vận dầu thì không khác gì cỗ xe kinh tế của nước Mỹ không có dầu cho động cơ mà ở đó dòng tiền đóng vai trò là ô xi để gây phản ứng nổ cho động cơ kinh tế hoạt động.

Nước Mỹ đã quyết định chuyển cực lần thứ nhất, đó là từ bỏ cuộc chiến trực tiếp tại chiến trường Đông Dương (VNCH bị bỏ rơi, ngân khố không còn đc dòng tiền từ Mỹ tài trợ và ko lâu sau là chiến thắng của quân giải phóng thống nhất đất nước). Sau chuyến thăm Trung Hoa của tổng thống Mỹ Richard Nixon gặp thủ tướng Chu Ân Lai ngày 27/2/1972 do ‘cú đêm’ người Do Thái Kissinger-Cố vấn an ninh quốc gia, Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời bấy giờ sắp xếp, thông cáo chung Thượng Hải đã đc đưa ra. Trong đó, Mỹ thương lượng đi đêm với TQ với chiến lược “Liên Hoa chế Xô” nhằm cô lập Liên Xô cùng với lời hứa tình hình tại Đông Dương sẽ do TQ kiểm soát và mở đường cho đồng minh Tư Bản rót tiền đầu tư vào TQ.

Kể từ năm 1973 tới nay là những năm tháng Mỹ xây dựng đồng minh, chia rẽ các nước Arap để bảo vệ túi dầu. Giá dầu sẽ lên hay xuống chi phối bởi có cuộc chiến mới hay ngưng cuộc chiến mà Mỹ là quốc gia quyết định. Dầu là nguyên nhân khiến Trung Đông nhiều chục năm qua chưa ngày nào đc yên. Thông qua biện pháp cấm vận kinh tế với quốc gia thù địch, khó tiếp cận hàng hóa công nghệ Mỹ, nước đó sẽ ít ngoại tệ là đồng USD và nền kinh tế đó như bị cô lập với oxi (tài chính thế giới) và dầu 2 thứ nguyên liệu đầu vào cốt tử của động cơ kinh tế.

Có thể nói từ sau đại suy thoái 1930 đồng tiền mỗi nước (ngoài trừ Mỹ) dựa trên GDP và vàng là một nhân tố tích trữ trong đó và lượng ngoại tệ mạnh thanh toán nắm giữ cụ thể là USD, bảng Anh, đồng Yên Nhật. Còn siêu tiền tệ – đồng tiền thống trị – đồng USD dựa trên bản vị dầu.

Tới thời điểm hiện nay đồng Dollar dựa trên bản vị gì (câu trả lời trong phần 2) khi mà dầu khí đã được khai thác mạnh ở Nga dễ dàng hơn, OPEC cũng đã có hệ thống mỏ năng suất lớn, và đặc biệt công nghệ dầu đá phiến của Mỹ sau 30 năm đã có tiến bộ vượt bậc, giá thành khai thác đủ lãi trong những năm đầu thế kỷ 21 khiến Mỹ vươn lên là số 1, trên OPEC về sản xuất dầu mỏ. Về cơ bản dầu mỏ đã không còn là vấn đề sống còn với cỗ máy kinh tế Mỹ như trong thời kì 1970, giá dầu thế giới nếu càng giảm thậm chí kinh tế Mỹ còn vận hành tăng trưởng hơn, giá dầu TG cao thì kinh tế Mỹ lại có thêm thu nhập từ ngành dầu khí đá phiến.

Như vậy có thể thấy nước Mỹ, thắng lợi sau chiến tranh TG thứ 2 để biến Mỹ thành cường quốc số 1 TG về Quân sự, Kinh tế, và đồng Dollar đã có sự chuyển cực của đầu tiên là 1970 những năm đầu của chiến tranh Arap và khủng hoảng dầu mỏ nhằm bảo vệ bản vị dầu.

Liên minh Mỹ – Phương Tây và TQ đã cô lập kinh tế Liên Xô từ những năm 1970 tới năm 1989 thì Liên Xô sụp đổ kinh tế, rồi sụp đổ thể chế như chúng ta đã biết. Sau khi LX sụp đổ, VN chúng ta mất đi một bệ đỡ về kinh tế, tư tưởng, sai lầm trong cải cách tiền lương và tiền tệ, siêu lạm phát, đổi tiền năm 1985, chúng ta bắt đầu phát động đổi mới toàn diện 1986. Tới 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt- Trung 1990, với Mỹ và các nước Asean năm 1995. Chúng ta đi sau TG về các cuộc cách mạng công nghiệp, chỉ tới năm 1995 công nghệ Mỹ và phương Tây mới trở lại VN sau khi đứt đoạn 20 năm trước đó Mỹ đã từng đầu tư lớn tại miền Nam VN.

Sau khi Mao Trạch Đông mất năm 1976, mối quan hệ thân tình cuối cùng giữa 2 dân tộc Việt Nam – Trung Hoa thông qua 2 người đứng đầu nhà nước là Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông đã chấm dứt, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã thúc đẩy chính quyền Khơ me đỏ đâm sau lưng VN. Khi VN phản công thì TQ quyết định dạy VN chúng ta một bài học (chiến tranh biên giới 1979) nhằm lấy điểm với Mỹ, thu hút nhiều hơn nguồn vốn, công nghệ đầu tư từ Mỹ và Phương Tây vào các đặc khu kinh tế kiểu mới của TQ như Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn, và để Anh và Bồ Đào Nha bàn giao lại Hồng Kong 1997 và Ma Cao về TQ đúng hẹn.

Nhiều ý kiến nói rằng, bước đi này Mỹ đã vô tình làm ‘con quái vật’ Trung Quốc lớn mạnh lên 40 năm sau, nền KT TQ đã phát triển vũ bão qua mặt Nhật năm 2010, chỉ đứng sau Mỹ. Cũng có luồng ý kiến cho rằng, đây là kế hoạch ‘Đối Trọng’ vĩ đại có tính chu kỳ 50 năm nhằm giữ vững vị thế số 1 toàn cầu của Mỹ. Mình tin vào vế sau nhiều hơn, chi tiết về học thuyết Đối Trọng sẽ bàn kĩ hơn ở bài sau.

 

Kết thúc chia sẻ ở đây. Phần này mình nhấn mạnh các điểm:

  1. Nền tảng chính cho sự hình thành cường quốc số 1 thế giới: Nền tảng hệ thống tài chính, nền tảng công nghiệp, nền tảng công nghệ.
  2. Lược sử hình thành nên sức mạnh tuyệt đối của đồng $ đã trải qua hàng trăm năm. Theo bạn, để phá vỡ đc nó liệu có dễ ko?

Phần sau mình sẽ nói về:

  1. Ngoài các yếu tố trên, đồng $ còn có thêm sức mạnh gì? Thế lực nào đủ sức làm nó lung lay?
  2. Nguyên nhân dẫn đến Trade war?
  3. Sự ra đời của đồng tiền điện tử định danh đầu tiên (mang khái niệm Mobile Money) được phát hành bởi Ngân Hàng điện tử.

Các thông tin và dữ liệu mình lấy từ các nguồn dưới, ace có thể google để đọc/xem:

  1. Sách:

Chiến tranh tiền tệ (tập 1&2),

Lời thú tội của 1 sát thủ kinh tế,

Lược sử loài người,

Chiếc Lexus và cây Oliu,

Thế giới phẳng.

  1. Phim tài liệu (có vietsub):

Đại tư bản (The men-who built America) http://www.phimmoizz.net/phim/dai-tu-ban-2949/

Thế giới phồn thịnh (https://youtu.be/pv_YiUJV37E)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top